Rối loạn sinh sản của mèo cái

Có nhiều bệnh sinh sản có thể ảnh hưởng đến sinh sản của mèo cái. Những bệnh phổ biến nhất được thảo luận dưới đây.

Bài viết gốc: https://monspet.com/roi-loan-sinh-san-cua-meo-cai

Sinh nở bất thường hoặc khó sinh (Dystocia)

Nhiều yếu tố có thể gây ra một ca sinh khó (Dystocia), bao gồm các vấn đề về tử cung, âm đạo quá nhỏ, thai nhi quá khổ hoặc vị trí bất thường của thai nhi trong khi sinh. Một trong những tình huống phổ biến ở mèo là mèo con chỉ ra được một phần. Trừ khi phần đầu của mèo con thò ra ngoài (để mèo con có thể thở), và phải được sinh ra hết trong vòng 10 đến 20 phút nếu không mèo con sẽ chết.

Chứng khó sinh nên được xem xét trong bất kỳ trường hợp nào sau đây:

1) Mèo có tiền sử mắc chứng khó sinh.

2) Các cơn co thắt mạnh trong hơn 1 đến 2 giờ mà không sinh.

3) Thời gian nghỉ ngơi trong quá trình chuyển dạ kéo dài hơn 4 đến 6 giờ.

4) Đau đớn hoặc dấu hiệu bệnh rõ ràng ở mèo mẹ (ví dụ khóc, liếm hoặc cắn âm hộ).

5) Tiết dịch bất thường từ vùng âm hộ (ví dụ: máu tươi hoặc tiết dịch màu xanh đậm trước khi mèo con được sinh ra).

6) Mèo con không được sinh ra trong vòng 24 giờ sau khi nhiệt độ trực tràng giảm xuống dưới 37℃.

Khi đã xác định được nguyên nhân, có thể lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp. Chụp X-quang hoặc siêu âm có thể cho biết có bao nhiêu thai nhi. Thuốc đôi khi có thể giúp quá trình chuyển dạ tiến triển nếu mèo mẹ và mèo con vẫn trong tình trạng ổn định và không có cản trở nào. Phẫu thuật (mổ lấy thai) được thực hiện nếu mèo mẹ hoặc mèo con không ổn định, có vấn đề khiến không thể sinh thường được, quá trình chuyển dạ kéo dài, thuốc không có tác dụng hoặc thai nhi không thể sinh tự nhiên.

[caption id="attachment_1952" align="alignnone" width="1024"]Mèo mẹ sinh con | Rối loạn sinh sản của mèo cái Mèo mẹ sinh con | Rối loạn sinh sản của mèo cái[/caption]

Mang thai giả (Pseudopregnancy - thai nghén giả)

Mang thai giả (thai nghén giả) không phổ biến ở mèo nhưng xảy ra khi chúng được kích thích rụng trứng nhưng không thụ thai. Có thể có sự phát triển của tuyến vú với sự sản xuất sữa. Mèo cũng thường thay đổi hành vi (ví dụ: hành động như thể đã xảy ra mang thai và chuyển dạ). Bác sĩ thú y của bạn sẽ loại trừ khả năng mang thai thực sự bằng cách xem xét bệnh lý, khám sức khỏe và chụp X-quang hoặc siêu âm. Khi vấn đề này xảy ra, điều trị thường không được khuyến khích vì tình trạng này thường tự kết thúc sau 1 đến 3 tuần và các phương pháp điều trị có thể có tác dụng phụ đáng kể. Bạn không nên vắt sữa ngoài tuyến vú, vì điều này sẽ chỉ kích thích sản xuất nhiều sữa hơn. Nếu mèo của bạn có các đợt mang thai giả lặp đi lặp lại nhiều lần, việc triệt sản sẽ là cách để kết thúc tình trạng này.

Xêm thêm: LỢI ÍCH CỦA VIỆC TRIỆT SẢN MÈO CÁI VÀ MÈO ĐỰC: https://monspet.com/loi-ich-triet-san-meo

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng là cấu trúc chứa đầy chất lỏng phát triển trong buồng trứng và dẫn đến việc tiết estrogen kéo dài, liên tục có dấu hiệu động dục và thu hút con đực. Sự rụng trứng có thể không xảy ra trong chu kỳ động dục bất thường này. Cần nghi ngờ bất kì con mèo cái nào bị u nang buồng trứng khi liên tục có dấu hiệu động dục hơn 21 ngày. Điều này đôi khi có thể khó phân biệt với chu kỳ động dực bình thường, thường xuyên. Tình trạng này được chẩn đoán thông qua các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm hoặc siêu âm. Phương pháp điều trị phổ biến nhất được đề nghị là triệt sản (cắt bỏ buồng trứng và tử cung) để có thể chữa khỏi bệnh. Nếu mèo được nuôi để phối giống, việc sử dụng các loại thuốc ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng có thể giải quyết tình trạng này.

Phát triển quá mức của mô tuyến vú (Phì đại tuyến vú)

Phì đại tuyến vú là một tình trạng lành tính đặc trưng bởi sự phát triển bất thường nhanh chóng của một hoặc nhiều vú. Bệnh này thường xảy ra nhất ở những con mèo cái mới lớn hoặc mang thai, nhưng có thể gặp ở nhưng con cái chưa được triệt sản ở mọi lứa tuổi và những con mèo lớn tuổi; những con đực chưa được triệt sản và ở những con đực đã được triệt sản sau khi điều trị bằng progesterone. Tình trạng này là do tác động của progesterone và không phải là ung thư. Phương pháp điều trị phổ biến nhất được đề nghị là triệt sản (phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và tử cung), mặc dù sự thuyên giảm có thể tự diễn ra nhưng triệt sản sẽ ngăn điều này không xảy ra lần nữa.

[caption id="attachment_1951" align="alignnone" width="800"]Triệt sản (phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và tử cung) | Rối loạn sinh sản của mèo cái Triệt sản (phẫu thuật cắt bỏ buồng trứng và tử cung) | Rối loạn sinh sản của mèo cái[/caption]

Viêm tuyến vú

Viêm tuyến vú là tình trạng viêm (các) tuyến vú sau khi sinh nở. Nó không phổ biến ở mèo. Viêm tuyến vú thường do nhiễm trùng do vi khuẩn. Các yếu tố nguy cơ phát triển bệnh viêm tuyến vú bao gồm điều kiện vệ sinh kém, chấn thương do con cái gây ra và nhiễm trùng toàn thân. Viêm tuyến vú có thể liên quan đến một tuyến hoặc nhiều tuyến. Sữa có thể bình thường hoặc bất thường về màu sắc hoặc độ đặc. Các tuyến sữa bị ảnh hưởng có thể nóng và đau. Nếu viêm tuyến vú tiến triển thành nhiễm trùng toàn thân sẽ xuất hiện các dấu hiệu bệnh như sốt, trầm cảm, kém ăn và hôn mê. Mèo mẹ cũng có thể bỏ bê mèo con của mình. Ở mèo bị nhiễm trùng trong thời gian dài, dấu hiệu duy nhất có thể là mèo con không phát triển được.

Căn bệnh này được chẩn đoán dựa trên tiền sử bệnh của mèo, khám sức khỏe và đánh giá lượng sữa từ mỗi tuyến sữa. Viêm tuyến vú có thể được điều trị bằng kháng sinh thích hợp. Mèo bị mất nước hoặc bị sốc có thể cần truyền dịch qua đường tĩnh mạch. Có thể chườm ấm lên các tuyến sữa bị ảnh hưởng từ 4 đến 6 lần mỗi ngày và nên khuyến khích mèo con bú từ các tuyến này. Nếu tuyến vú phát triển thành áp-xe (một túi chứa mủ và nhiễm trùng), bác sĩ thú y có thể sẽ cần phải thực hiện phẫu thuật.

Viêm tuyến vú không do nhiễm vi khuẩn có thể xảy ra khi mèo con bắt đầu ăn thức ăn đặc. Các tuyến bị ảnh hưởng sẽ nóng, sưng và đau khi chạm vào, nhưng mèo mẹ vẫn tỉnh táo và khỏe mạnh. Có thể chườm ấm lên khu vực này 4 đến 6 lần mỗi ngày. Giảm lượng thức ăn của mèo mẹ xuống mức trước khi mang thai có thể giúp giảm sản xuất sữa. Bạn cũng cần cung cấp thêm nước và thức ăn cho mèo con.

Viêm tử cung

Viêm tử cung là tình trạng tử cung bị viêm nhiễm và có thể xảy ra sau khi mang thai. Các yếu tố như quá trình sinh nở kéo dài hoặc khó khăn và thai bị sót hoặc sót nhau có thể dẫn đến viêm tử cung. Bệnh này thường nhiễm trùng do vi khuẩn. Dấu hiệu chính của viêm tử cung là chảy mủ từ âm hộ. Mèo cái bị viêm tử cung thường trầm cảm, sốt và có thể bỏ bê con cái. Mèo con có thể trở nên bồn chồn và khóc không ngừng. Nhiễm trùng được chẩn đoán thông qua khám sức khỏe vùng bụng, chụp X-quang, siêu âm và xét nghiệm. Điều trị bằng cách truyền dịch qua đường tĩnh mạch, chăm sóc hỗ trợ và dùng kháng sinh thích hợp. Bác sĩ thú y cũng có thể kê toa prostaglandin F2α để giúp loại bỏ thai nhi hoặc nhau thai bị giữ lại. Những con mèo bị bệnh nặng có thể cần được mổ khi chúng đã đủ ổn định để gây mê. Nếu bạn không muốn mèo mẹ tiếp tục sinh sản và tình trạng nhiễm trùng không nghiêm trọng, mèo mẹ có thể được triệt sản sau khi mèo con đã qua giai đoạn cho bú sữa.

[caption id="attachment_1950" align="alignnone" width="1024"]Siêu âm và xét nghiệm ở mèo | Rối loạn sinh sản của mèo cái Siêu âm và xét nghiệm ở mèo | Rối loạn sinh sản của mèo cái[/caption]

Hội chứng sót lại buồng trứng (Ovarian Remnant Syndrome)

Hội chứng sót lại buồng trứng là do mô buồng trứng bị sót lại ở một con mèo đã được triệt sản. Những con mèo bị ảnh hưởng sẽ tiếp tục chu kỳ động dục với khoảng thời gian thay đổi sau khi phẫu thuật. Đây là một biến chứng của phẫu thuật. Để chẩn đoán rối loạn này, bác sĩ thú y nên khám mèo khi nó có dấu hiệu động dục. Các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm có thể xác nhận chẩn đoán. Phần mô buồng trứng còn lại phải được phẫu thuật cắt bỏ.

Pyometra

Pyometra là một bệnh nhiễm trùng tử cung do vi khuẩn do thay đổi nội tiết tố ở những con mèo không được triệt sản. Nó ít phổ biến ở mèo hơn ở chó. Các dấu hiệu thay đổi bao gồm thờ ơ, kém ăn, khát nước và đi tiểu nhiều hơn, và nôn mửa. Khi cổ tử cung mở sẽ chảy ra dịch mủ, thường có lẫn máu. Khi cổ tử cung đóng lại, không tiết dịch và tử cung mở rộng có thể gây ra tình trạng chướng bụng. Các dấu hiệu có thể tiến triển nhanh chóng đến kinh ngạc và dẫn đến tử vong.

Nhiễm trùng được chẩn đoán bằng khám sức khỏe, xác định tính chất của dịch tiết, chụp X-quang bụng, siêu âm, xét nghiệm và xét nghiệm máu. Cắt bỏ buồng trứng và tử cung (triệt sản) là phương pháp điều trị tốt nhất trong hầu hết các trường hợp. Nhiễm trùng do vi khuẩn gây ra bệnh và sẽ không đáp ứng cho đến khi dịch tử cung chứa đầy mủ được loại bỏ. Trước khi phẫu thuật, mèo có thể cần được ổn định bằng truyền dịch qua tĩnh mạch và thuốc kháng sinh. Thuốc kháng sinh được tiếp tục sử dụng trong 7 đến 10 ngày sau khi phẫu thuật. Phương pháp phẫu thuật có thể chữa khỏi tình trạng này.

Điều trị y tế có thể được xem xét đối những con mèo được nuôi để tiếp tục sinh sản nhưng không bị ảnh hưởng nghiêm trọng và có cổ tử cung mở. Thuốc được sử dụng thay thế cho phẫu thuật có tác dụng phụ, bao gồm tăng nguy cơ tử cung có thể bị vỡ ở động vật có cổ tử cung đóng. Những loại thuốc này thường được quản lý tại các cơ sở thú y vì chúng cũng có thể gây ra tác dụng phụ ở người. Trong số những con mèo đáp ứng với điều trị y tế, 70% có thể vẫn có khả năng sinh sản. Tái phát là điều phổ biến hay xảy ra. Những con mèo này nên được gây giống trong mỗi chu kỳ động dục tiếp theo cho đến khi không còn mong muốn sinh sản tiếp nữa, và sau đó mèo sẽ được triệt sản.

Nguồn: https://monspet.com/

Bài viết này trích dịch từ: https://ift.tt/3hNiTUf

Xem thêm:

https://monspetweb.blogspot.com

https://monspet-com.tumblr.com

https://sites.google.com/view/monspet/home

Nhận xét